Sức khỏe sinh sản vị thành niên

Lượt xem:

Đọc bài viết

CHỦ ĐỀ 1: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.

Tuổi vị thành niên: là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng.

Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ: 10 đến 19 tuổi, và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành.

Tuổi dậy thì có thể đến sớm hay đến muộn ở nam và nữ là phụ thuộc vào:

  • Nơi sống;
  • Mức sống;
  • Dinh dưỡng;
  • Thể trạng sức khỏe;
  • Điều kiện địa lý v.vv…

Ở người Việt Nam tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia thành 3 giai đoạn nhỏ:

  • Giai đoạn trước dậy thì: 11-13 tuổi ở nữ, 13-15 tuổi ở nam.
  • Giai đoạn dậy thì: từ 13-15 tuổi ở nữa, và 15-17 tuổi ở nam.

Giai đoạn dậy thì đươc đánh dấu bằng “ hành kinh lần đầu” ở em gái và “ xuất tinh lần đầu”( mộng tinh) ở em trai. Điều này thường đi cùng những xúc cảm đối với bạn bè khác giới và được coi là những hiện tượng sinh lý, tâm lý bình thường. Về Mặt sinh lý nó thể hiện sự trưởng thành về sinh dục và báo hiệu khả năng có con:

  • Buồng trứng của em gái bắt đầu có trứng rụng và tiết hóc môn,
  • Tinh hoàn của em trai bắt đầu sản sinh tinh trùng và tiết hoóc môn.

CÁC TÁC HẠI HAY GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.

 

CHỦ ĐỀ 2: SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.

 

  1. SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN.

Những khía cạnh liên quan đến sức khỏe trong cuộc sống của vị thành niên.

  • Dinh dưỡng;
  • Tập thể dục, thể thao rèn luyện cơ thể;
  • Vệ sinh cá nhân;
  • Rượu và thuốc lá;
  • Sử dụng ma túy;
  • Lạm dụng tình dục;
  • Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS.
  1. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  2. Nhiễm herpes sinh dục.
  3. Bệnh lậu
  4. Bệnh giang mai.

 

CHỦ ĐỀ 3:  MANG THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI.

  1. Hậu quả của mang thai ở tuổi vị thành niên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. VỊ THÀNH NIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI:
  2. RÈN LUYỆN VỀ KỸ NĂNG SỐNG.

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giớí tính, SKSS vị thành niên từ cha, mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách nhiệm.

– Có Thời gian biểu học tập nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

– Phân Biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN.

2.1.NỮ:

– Phải biết cách vệ sinh kinh nguyệt( thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh).

– Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

– Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, muỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm( 16 viên/ năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu.

2.2.NAM:

– Phải biết phát hiện những bất thường về Cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

– Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp.

2.3. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.

2.4. Không nên quan hệ tình dục( QHTD)  trước tuổi trưởng thành.

2.5. Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an toàn:

– Sống chung thủy với một bạn tình.

– Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi QHTD để vừa tránh mang thai ngoài ý muốn , vừa tránh các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI:

– Dựa vào vòng kinh.

– Xuất tinh ngoài âm đạo.

– Bao cao su.

– Viên Uống Tránh thai

Dụng cụ tử cung, vòng tránh thai.

– Kem diệt tinh trùng.

– Thuốc tránh thai cấy dưới da.

– Thuốc tiêm tránh thai.

– Đình Sản nữ ( Thắt ống dẫn trứng).

– Đình sản nam ( thắt ống dẫn tinh).

Trong đó dùng Bao Cao su là tốt nhất vì ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai ngoài ý muốn.