Giảng dạy STEM trong bộ môn Hóa học tại trường THPT DTNT N’Trang Lơng

Lượt xem:

Đọc bài viết

Từ năm 2017,Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM), tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện lồng ghép dạy học STEM vào các chủ đề bài học. Tổ Hóa học  chúng tôi đã mạnh dạn triển khai một số dự án dạy học STEM, bước đầu đã đem lại một số kết quả khích lệ, nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng tôi cùng điểm lại một số dự án chúng tôi đã làm  có kết quả.

Sau nhiều lần tập huấn và tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.Nội dung bài học theo chủ đề  STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.

Với đặc thù trường của chúng tôi là trường DTNT học sinh ăn ở và học tập tại trường,  cho nên chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi để thực hiện các dự án mà cần có sự trải nghiệm và làm thực hành nhiều nhóm nhỏ,cần  so sánh, đối chiếu, cần bàn bạc và kết hợp đội nhóm thực hiện. Một trong những dự án chúng tôi duy trì thường xuyên nhiều năm nay đó chính là dạy cho học sinh làm phân bón hữu cơ và tận dụng vật liệu polime để tái sử dụng trong cộng đồng. Trong trường nội trú các em sinh hoạt lượng rác thải hàng ngày từ thức ăn thừa, lá cây và một số rác sinh hoạt là rất nhiều, để tận dụng nguồn nguyên liệu này vào  học tập nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra các câu lạc bộ kĩ năng sống và những nội quy trong trường để các em có thể phân lọai rác và làm phân bón hữu cơ từ các nguồn rác đã phân loại . Để có được quy trình làm phân bón hữu cơ, mỗi lớp, mỗi khóa đều được giáo viên hướng dẫn quy trình, rùi cùng thử nghiệm, cùng làm, có nhóm thành công, có nhóm cũng chưa thành công, có lớp làm ra sản phẩm phân bón rất cứng, có lớp lại rất tơi xốp, sau mỗi lần như vậy chúng tôi đều xem xét và quan sát lại để tìm ra những điểm chưa hợp lí, chưa phù hợp để tìm ra nguyên nhân của việc chưa thành công đó. Kết quả sau 5 năm thực hiện nhiều dự án làm phân bón  hữu cơ đối với các học sinh khối 11 chúng tôi nhận thấy mô hình này cần được nhân rộng và áp dụng ngày càng nhiều hơn để giúp  cho mỗi học sinh sau khi học đều có thể áp dụng vào hộ gia đình của mình, tạo ra các mô hình xanh thân thiện với môi trường từ việc làm phân bón hóa học hữu cơ từ nguồn rác thải sinh hoạt.

Đây là hình ảnh về tiết báo cáo sản phẩm của các em học sinh lớp 11A1 năm học 2022-2023

Bên cạnh dự án làm phân bón hóa học hữu cơ, hàng năm chúng tôi cũng lồng ghép vào chủ đề bài học polime và vật liệu poime ở lớp 12  để triển khai  các dự án về chủ đề  nhằm Tái sử dụng túi nilon, chai, lọ , vỏ bút bi  hoặc tận  dụng các vật liệu polime để tạo ra các sản phẩm sáng tạo phục vụ cuộc sống,  giảm bớt việc đưa túi nilon và các vật liệu khó phân hủy này vào rác thải bỏ đi. Nhờ ý tưởng này cho nên chúng tôi đã thực hiện được nhiều chương trình phân loại rác, thu gom  rác thải, học sinh có thể bán giấy vụn làm quỹ từ thiện, thực hiện  ngày hội hóa trang từ vật liệu polime tái sử dụng, đặc biệt ở kí túc xá trong nhà trường nhiều năm các em đã xây dựng được nếp sống văn minh, xanh sạch đẹp nhờ việc phân loại rác này.

Ngoài ra chúng tôi cũng đã thử nghiệm cho học sinh xây dựng dự án khởi nghiệp bằng cách học làm dấm,si rô hoa quả  thông qua chủ đề dạy bài Axit cacboxylic môn Hóa học lớp 11. Các em cũng đã hào hứng đón nhận và thực hiện, mỗi dự án chúng tôi thường lên kế hoạch từ đầu kì học, hướng dẫn các em xây dựng kế hoạch, phân công đội nhóm và nghiên cứu tìm hiểu, kết quả bước đầu các em cũng hiểu được quy trình làm dấm, làm si rô hoa quả như thế nào và áp dụng vào làm sản phẩm  bán trong các hội chợ ẩm thực tổ chức tại nhà trường, tập khởi nghiệp làm dấm với các loại  dấm táo, dấm chuối, dấm từ men bia, đường mía…và các em cũng đã tạo  ra sản phẩm với giá  thành và chất lượng  tương đối phù hợp so với thực tế.

Sau đây là một số hình ảnh các em học sinh lớp 11A1 năm học 2019-2020  báo cáo dự án này:

Trong năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục 2018, nên với  học sinh khối 10 chúng tôi đã thực hiện dự án xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn,  nhằm  cho học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử hóa học, tìm hiểu và hiểu rõ hơn các nhà bác học đã nghiên cứu và tìm ra bảng hệ thông tuần hoàn như thế nào? Với ý tưởng rèn năng lực sử dụng và khai thác kiến thức từ công nghệ thông tin cho học sinh lớp 10 được nâng cao hơn và thông qua đó giúp các em có thể tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Hóa học cũng như học hỏi được các phẩm chất cao đẹp của các nhà bác học đã nghiên cứu tìm ra các nguyên tố Hóa học,mặt khác để đáp ứng cho học sinh tiếp cận cách đọc tên mới các nguyên tố Hóa học, biết rõ hơn về ứng dụng của các nguyên tố, chúng tôi đã cùng các em  làm sản phẩm về  mỗi ô nguyên tố và xây dựng nên bảng hệ thống tuần hoàn, có áp dụng công nghệ để các em có thể tìm hiểu các nguyên tố một cách dễ dàng nhất thông qua các địa chỉ link kết nối và mã Qr.Sau  một thời gian 1 tháng cho học sinh tìm hiểu và nghiên cứu, làm sản phẩm, chúng tôi đã cho các em báo cáo 1 tiết về chủ đề Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học. Qua tiết học chúng tôi nhận thấy các em đã được phát huy năng lực về công nghệ thông tin để tìm hiểu các nguyên tố Hóa học, học sinh đã  biết hợp tác hài hòa đội nhóm và hoàn thành nên bảng hệ thống tuần hoàn rất sáng tạo. Sau khi  được thực hành xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn này các em đã có thêm được nhiều kiến thức rất cụ thể và chi tiết về các nguyên tố Hóa học, tự bản thân các em được tìm hiểu nhiều hơn về cách đọc tên các nguyên tố theo danh pháp mới, bên cạnh đó các em lại hiểu hơn về cách làm việc đội nhóm, cách lên kế hoạch và phân công công việc trong một đội nhóm như thế nào? Tăng sự  tò mò và khám phá về lịch sử Hóa học và mở rộng được nhiều kiến thức thực tiễn.

Sau đây là một số hình ảnh về  chủ đề STEM xây dựng bảng hệ thống  tuần hoàn của lớp 10A4 đã thực hiện:

Sau một số dự án Tổ Hóa học chúng tôi thực hiện chúng tôi nhận thấy rằng học sinh đã thu nhận được nhiều kĩ năng và phát triển được  các năng lực chung của yêu cầu chương trình đề ra,giáo dục STEM là một bước đi đúng đắn để giúp các em học sinh có thêm cơ hội và nền tảng để hội nhập với thế giới. Chính vì  vậy chúng ta cố gắng  khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , có thể mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu để tiếp tục đưa thêm một số chủ đề dạy học STEM vào trong các bài học cho học sinh. Đó là một trong những cách rất hiệu quả giúp các em phát huy  tốt năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982-20/11/2022-Xin kính chúc quý thầy cô nhiều thế hệ của nhà trường luôn mạnh khỏe và hạnh phúc, ngày càng yêu nghề và cống hiến được nhiều hơn nữa vào sự nghiệp trồng người Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô!

 

                                                         ChungFam -Tổ Hóa học